Trong
thời gian vừa qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã triển khai rất nhiều các
biện pháp trong công tác kiểm soát chi, kế toán thanh toán nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ khách hàng giao dịch như: Đơn giản hoá các thủ tục
hành chính, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 vào giải quyết các
thủ tục hành chính, tham mưu ban hành quy trình thanh toán trước, kiểm
soát sau, thường xuyên thực hiện khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của
cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của Kho bạc Nhà nước, đẩy mạnh cải
cách hành chính theo hướng lấy khách hàng làm trung tâm, lấy sự hài lòng
của cá nhân, tổ chức là thước đo quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ
công KBNN. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng công chức có thái độ
hách dịch, sách nhiễu gây khó khăn cho các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà
nước.
Giao dịch viên đang thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, kế toán thanh toán
các khoản chi ngân sách Nhà nước qua KBNN, qua công tác kiểm tra, rà
soát qua giám sát từ xa của hệ thống KBNN cho thấy về cơ bản KBNN các
cấp đã nghiêm túc chấp hành đúng các quy chế, quy trình, quy định của
ngành và các hướng dẫn của KBNN trong công tác kiểm soát và thanh toán
các khoản chi ngân sách Nhà nước qua KBNN đảm bảo đúng chế độ quy định.
Tuy nhiên, vẫn còn tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro có thể dẫn đến thất
thoát ngân sách Nhà nước. Chính vì vậy, ngày 08/9/2023 Kho bạc Nhà nước
(KBNN) đã ban hành Công văn số 5105/KBNN-TTKT để cảnh báo rủi ro và chấn
chỉnh công tác kiểm soát chi, kế toán thanh toán qua giám sát từ xa tại
KBNN. theo đó KBNN đã nêu ra một số tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cần lưu ý
trong công tác kiểm soát chi và kế toán thanh toán như: Thanh toán trùng
hoá đơn, chứng từ; chênh lệch số tiền trên bảng kê với chứng từ thanh
toán; thanh toán sai tài khoản của đơn vị thụ hưởng. Bên cạnh đó KBNN
cũng đã nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến nguy cơ rủi ro trong quá trình
kiểm soát chi và kế toán thanh toán và các biện pháp, giải pháp cơ bản
để hạn chế rủi ro.
Trong đó
rủi ro về chênh lệch số tiền trên bảng kê với chứng từ thanh toán;
thanh toán sai tài khoản của đơn vị thụ hưởng thì nguyên nhân đến từ sự
chủ quan của công chức KBNN, đối với rủi ro này thì biện pháp khắc phục
là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đối với công
chức KBNN và thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, chặt chẽ của
lãnh đạo các đơn vị KBNN sẽ khắc phục được.
Đối với rủi ro trong việc thanh toán trùng hoá đơn, chứng từ thì cần
trao đổi, mổ sẻ để đề ra biện pháp hiệu quả mang tính căn bản, lâu dài,
xác định rõ ràng trách nhiệm của từng đơn vị để xẩy ra rủi ro này.
Trong công văn KBNN cũng đã đề ra biện pháp giải pháp mang tính tuyên
truyền, cảnh báo như: Có văn bản gửi đến thủ trưởng các đơn vị sử dụng
NSNN để tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp kiểm soát chặt chẽ
các chứng từ, hóa đơn thanh toán của đơn vị trước khi lập và gửi hồ sơ
thanh toán qua KBNN..., không để phát sinh việc lập, gửi hồ sơ thanh
toán trùng chứng từ, hóa đơn.
Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, chưa mang tính căn cơ, lâu
dài trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, vì khi đơn vị sử dụng ngân
sách cố tình lập hoá đơn, chứng từ trùng để lợi dung chiếm đoạt tiền
ngân sách thì với vị trí của KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi như
hiện nay rất khó để phát hiện, ngăn chặt kịp thời và cũng khó tránh khỏi
liên đới trách nhiệm khi xảy ra thất thoát ngân sách nhà nhà nước.
Để giảm thiểu tối đa rủi ro đối với công chức KBNN, tôi xin
kiến nghị giải pháp nâng cấp hệ thống dịch vụ công trực tuyến bổ sung
thêm các yếu tố đầu vào tại ĐVSDNS về thông tin cần thiết của hoá đơn
đối với các khoản mua sắm hàng hoá, dịch vụ có kiểm soát sự trùng lắp
khi nhập thông tin đầu vào trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Như
vậy đối với những hoá đơn đã được thanh toán hệ thống sẽ cảnh báo sự
trùng lắp sẽ làm giảm rủi ro trong quá trình kiểm soát chi đối với công
chức KBNN.
Với quyết liệt của
KBNN và sự vào cuộc của cả hệ thống, rủi ro phát sinh trong công tác
kiểm soát chi, kế toán thanh toán NSNN sẽ được kiểm soát và ngăn chặn từ
sớm, từ xa kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài
chính – ngân sách và nâng cao chất lượng hoạt động KBNN các cấp, góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân
sách nhà nước.
Tác giả: Bùi Văn Mỹ - KBNN Dầu Tiếng – Bình Dương