Mục
tiêu của hội nghị nhằm đào tạo, tập huấn cho các đơn vị KBNN cấp tỉnh, cấp huyện
trên địa bàn toàn quốc về cơ chế chính sách và cách thức sử dụng hệ thống thông
tin để lập BCTCNN tỉnh và Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện cho số liệu
của năm tài chính 2018.
Theo
Phó
Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đặng Thị Thủy, năm
2019 là
năm đầu
tiên Việt Nam lập Báo cáo tài chính nhà nước năm
2018 theo
quy định của Luật Kế toán 2015 nhằm cung cấp đầy đủ, toàn diện
thông
tin về tình hình tài chính và ngân sách nhà nước giúp Quốc hội, Chính
phủ, các
tổ chức quốc tế... đánh
giá hiệu quả chi tiêu công; kiểm tra giám sát hoạt động tài chính nhà nước cũng
như đánh giá năng lực sự tín nhiệm của nền tài chính quốc gia.
Báo
cáo tài chính nhà nước gồm: Báo cáo tình hình tài chính nhà nước; Báo cáo kết
quả hoạt động tài chính nhà nước; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo
cáo tài chính nhà nước. Trong đó, phản ánh thông tin về: (1) tài sản, nợ phải
trả, nguồn vốn của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh tại thời
điểm kết thúc kỳ báo cáo; (2) tình hình thu nhập, chi phí và kết quả hoạt động
tài chính của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh trong kỳ báo
cáo; (3) tình hình lưu chuyển tiền tệ, bao gồm các luồng tiền thu vào, các luồng
tiền chi ra từ các hoạt động chủ yếu, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính
trong kỳ báo cáo; số dư tiền và tương đương tiền tại thời điểm kết thúc kỳ báo
cáo của Nhà nước trên phạm vi toàn quốc hoặc phạm vi tỉnh.
Hướng
dẫn Luật Kế toán năm 2015,
Chính phủ ban hành Nghị định 25/2017/NĐ-CP về
BCTCNN quy
định về nội dung, việc tổ chức thực hiện lập, công khai báo cáo tài chính nhà
nước; trách nhiệm của các cơ
quan, đơn
vị, địa phương trong việc cung cấp thông tin phục vụ lập báo cáo. Thời gian qua,
Bộ Tài chính và KBNN đã
tích cực, tập trung ban hành các văn bản hướng dẫn và triển khai tập huấn cho
các địa phương; đồng thời,
KBNN khẩn
trương xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công
tác lập
báo cáo. Đến nay, công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn thành.
Nhiệm
vụ lập BCTCNN là thách thức mới đối với hệ thống kho bạc. Với hệ thống kho bạc,
nghiệp vụ kế toán là xương sống, nhưng chúng tôi mới làm kế toán ngân sách và
quản lý, theo dõi, hạch toán các khoản thu, chi ngân sách và các nguồn lực tài
chính được Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho quản lý. Báo cáo tài chính nhà nước
là câu chuyện khác,
ngoài việc phản ánh các thông tin ngân sách còn phản ánh thông tin ngoài ngân
sách;
thông
tin không chỉ
xuất
phát từ hệ thống kho bạc
mà còn từ các cơ quan đơn vị thuộc khu vực nhà nước,
bà Đặng
Thị Thủy
nói. Một thách thức khác,
theo quy định của Luật Kế toán năm 2015, thời hạn lập BCTCNN cùng
thời điểm quyết toán NSNN. Theo đó, thời hạn hoàn thành báo cáo cấp huyện năm
2018 là trước ngày 30/6/2019; của cấp tỉnh là ngày 01/10/2019.
Báo
cáo tài chính nhà nước toàn quốc phải trình Quốc hội vào tháng 5 năm sau. Vì
vậy, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đặng Thị Thủy yêu cầu hệ thống kho bạc
tập trung cao độ quyết tâm thực hiện trọng trách này, đồng thời, chỉ đạo các nội
dung trình bày tại lớp tập huấn cần tập trung hướng dẫn cấp huyện nắm được thông
tin, triển khai nhiệm vụ.
Lãnh
đạo KBNN nhấn mạnh,
thông
qua lớp
đào tạo này nhằm giúp
các đơn
vị kịp
thời nắm bắt thông tin, cũng như trao đổi, thảo luận. Từ đó, đảm bảo việc triển
khai lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện, BCTCNN tỉnh đạt hiệu quả
cao nhất; phản ánh bức tranh tài chính ngân sách của từng địa phương và là nguồn
thông tin đầu vào hữu ích cho KBNN triển khai lập BCTCNN trên phạm vi toàn
quốc.